4 cách đơn giản để thực hiện bài thuyết trình kinh doanh hiệu quả nhất
Nếu bạn đang trình bày bản kết quả kinh doanh của bạn hoặc pitching một dự án cá nhân, mình chắc chắn rằng bạn sẽ luôn bừng bừng khí thế nhiệt huyết. Đó là 1 điều tuyệt vời, nhưng đừng để “ngọn lửa đam mê” ấy gây ảnh hưởng đến màn “trình diễn” của bạn.
Tại sao mình lại nói điều này? Vì khi chúng ta có rất nhiều điều để nói về một cái gì đó, suy nghĩ của chúng ta dễ trở nên lộn xộn và hỗn loạn mà bạn biết đấy, kinh doanh đâu chỉ đơn giản là một trò chơi của đam mê. Bạn còn phải chia sẻ nhiều dữ liệu, xem xét để không bỏ sót thông tin có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể của bản thuyết trình, rất nhiều thứ yêu cầu bộ não bạn phải đứng vững trên mặt đất.
Vấn đề mình chia sẻ ở trên dẫn đến rắc rối mà các bản thuyết trình kinh doanh hay gặp phải: sự thiếu tổ chức trong bản trình bày, khiến người xem bị quá tải thông tin. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 4 cách đơn giản có thể giúp bạn hiểu cấu trúc và tránh quá tải dữ liệu khi thuyết trình kinh doanh. Bắt đầu thôi:
Phân định rõ ràng thông tin chính và thông tin phụ
Khán giả không phải là người biết tất cả mọi thứ, từ những ngày khởi đầu gập ghềnh của bạn hay những năm đại học miệt mài, cho đến từng chữ cái của URL dẫn đến trang web của bạn. Hãy nhớ rằng bạn không ở đó để nói với họ từng chi tiết về doanh nghiệp / ý tưởng / kết quả kinh doanh của bạn, bạn ở đó để gợi mở, để khán giả có thể tự tìm hiểu thêm. Cách tốt nhất là gợi mở cho họ số lượng vừa phải thông tin để họ sẽ tìm kiếm, tốt hơn việc cung cấp cho họ tất cả những thứ đó một cách nhàm chán và họ không tìm kiếm gì cả.
Khi bạn muốn biết bạn nên thể hiện phần dữ liệu nào, hãy tự hỏi: Dữ liệu này sẽ giải quyết vấn đề bạn đặt ra như thế nào? Hãy chắc chắn tập trung vào việc trình bày dự án của bạn giải quyết vấn đề đặt ra theo nhiều cách khác nhau. Những thứ khác chỉ là thứ có thể được đưa vào trang giới thiệu cá nhân trên trang web của bạn cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu thêm.
Làm cho dữ liệu có thể đánh được vào cảm xúc người xem
Một trong những lý do lớn nhất khiến mọi người không thể nhập tâm và nhớ hầu hết các thông tin họ nhận được là việc họ không nhận thấy nó có ảnh hưởng về mặt cảm xúc, hoặc đặc biệt thú vị. Bạn có thể sử dụng hình ảnh và các thủ thuật và chỉnh sửa PowerPoint khác nhằm gây ảnh hưởng đến khán giả của bạn.
Bạn biết không, 90% thông tin được xử lý trong não người là trực quan. Vì lý do này, con người xử lý thông tin trực quan nhanh hơn văn bản và lời nói. Đây là lý do tại sao hình ảnh thực sự có thể giúp mọi người kết nối cảm xúc với nội dung. Tùy thuộc vào những gì bạn đang trình bày, tìm cách sáng tạo để hiển thị nó một cách trực quan nhất. Cho khán giả thấy ý tưởng của bạn là gì, cốt lõi của nó; ý tưởng đó giải quyết vấn đế được đặt ra như thế nào? Hãy nhớ: Con người ta tiếp thu tốt nhất là khi được truyền đạt 1 cách trực quan.
Bạn là một người kể chuyện
Không có gì tự đến tự đi, kể cả những thứ khô khan như dữ liệu; điều gì trên thế gian này cũng đi kèm với một câu chuyện riêng biệt. Bạn hãy luôn luôn suy nghĩ như vậy khi xây dựng bài thuyết trình kinh doanh của bạn.
Đối với các doanh nhân, một ý tưởng tốt để xây dựng thương hiệu cá nhân là người thuyết trình kể về câu chuyện cuộc đời của họ liên hệ thế nào với ý tưởng họ đang trình bày. Áp dụng cách này, bạn hãy thử sắp xếp các slides sao cho mọi phần dữ liệu mới được giới thiệu luôn kèm theo một câu chuyện ngắn, giai thoại hoặc giải thích chi tiết. Điều này có nghĩa là đôi khi, bạn có thể sử dụng cuộc sống cá nhân của mình để giải thích một điểm nào đó trong bài thuyết trình. Đó thể là chuyện về con cái, một chú cún cưng của gia đình làm ví dụ về lý do tại sao các dịch vụ của bạn là cần thiết.
Dù bạn làm gì, hãy đảm bảo sử dụng các câu chuyện để thực sự làm những thông tin bạn thuyết trình hòa nhập với khán giả, để họ đồng cảm và hiểu tại sao sản phẩm, ý tưởng hoặc doanh nghiệp của bạn lại quan trọng. Kể cho họ một tình huống mà sản phẩm, ý tưởng, doanh nghiệp của bạn có thể giải quyết; họ sẽ dễ đồng cảm với vấn đề mà nó là giải pháp. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không khiến bài thuyết trình trở nên quá tải, lại có một vài câu chuyện hấp dẫn giúp khán giả được giải trí.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách sử dụng kể chuyện trong thuyết trình, hãy tham khảo các video của TED.
Tham khảo: 10 lời khuyên về cách căn thời gian khi thuyết trình
Rời khỏi phòng sau khi overview lại tổng thể cho khán giả
Nếu bạn muốn để lại ấn tượng lâu dài với khán giả của mình, điều thông minh cần làm là vẽ bức tranh hoàn chỉnh về những gì bạn đang trình bày. Họ cần biết một ý tưởng chung, cảm nhận và sự hữu ích của giải pháp mà bạn đã đề ra. Vì lý do này, hãy đảm bảo luôn luôn chừa chỗ để overview lại toàn bài thuyết trình, thường là ở phần cuối cùng bao gồm những tóm tắt ngắn gọn các điểm đã được thuyết trình. Điều này có nghĩa là bạn nên chú ý đến các slide kết luận của bạn, hãy chắc chắn để gạch đầu dòng những thông tin quan trọng nhất và đừng giới thiệu bất kỳ dữ liệu mới nào trong phần này; chỉ cần lặp lại các lập luận có liên quan mà bạn đã đề cập chi tiết trên các trang chiếu trước.
Bạn đã sẵn sàng để trình bày bài thuyết trình của bạn chưa?
Nếu bạn làm theo 4 lời khuyên này về cách cung cấp một bài thuyết trình kinh doanh hiệu quả, bạn sẽ thu hút đúng mức độ quan tâm của khán giả. Hãy nhớ bỏ qua tất cả các thông tin không cần thiết; đừng quên sử dụng hình ảnh và các thủ thuật Power-Point khác nhằm khiến cho bản thuyết trình của bạn trở nên thú vị; sử dụng những câu chuyện để truyền tải thông điệp cho khán giả. Cuối cùng, hãy overview lại tất cả những điểm bạn đã đưa ra trong các slide kết luận, chỉ để đảm bảo rằng bạn đã làm mọi thứ rõ ràng. Nếu bạn làm theo lời khuyên này, mình tin bạn đã nắm được những điều cơ bản về cách thực hiện một bài thuyết trình kinh doanh hiệu quả.